Principles for Dealing with the Changing World Order: Why Nations Succeed and Fail
MorningNews 2022.03.06
Trong kỳ giáng sinh và new year vừa rồi, admin có mang theo một cuốn sách mới của Ray Dalio để nghiền dọc đường. Sách hay, muốn viết review mà nay mới có time lôi ra.
Nếu để tóm tắt nội dung sách này trong một câu duy nhất thì nó như sau:
''Không ai giàu ba họ không ai khó ba đời''
Xin minh hoạ bằng câu chuyện ở phạm vi gia đình dư này.
Một gia đình nhiều thế hệ, đời ông bà là những người sinh ra nửa đầu 1900s, họ đói khổ, nhìn chung cuộc sống gắn liền với việc chiến đấu để sinh tồn mỗi ngày.
Đời cha mẹ nguy cơ chết đói dù đã giảm nhưng vẫn còn rất vất vả. Thế hệ thứ hai biết phải tiết kiệm vì đã từng trải qua thời gian khó khăn, chi tiêu rất ít, bất kỳ đồng nào dư dả cũng dành cho mục đích savings phòng khi giáp hạt.
Đời cháu, thế hệ 8x và nửa đầu 9x, những người được coi là millennials, đám này được nếm trải một phần khó khăn thời cha mẹ, nên hiểu được tầm quan trọng của savings.
Millennials lớn lên ở giai đoạn giao thời kinh tế truyền thống và hiện đại, toàn cầu hoá và chuyển dịch lao động khắp nơi. Thế hệ này có nhiều cơ hội thành công, chi tiêu mua sắm nhiều hơn nhưng vẫn biết dành tiền cho savings. Họ hiểu rằng mình đã giàu, nhưng vì từng nếm trải một phần khó khăn đời cha mẹ nên nhìn chung vẫn chi tiêu dưới sức có thể làm ra.
Thế hệ thứ 4 – đời chắt, những người sinh nửa sau 1990s đến hiện tại. Thế hệ này không có một chút ký ức nào về giai đoạn khó khăn như ba thế hệ đi trước. Vì vậy, cách hành xử với tiền bạc cũng rất khác. Thế hệ này sẵn sàng tiêu trước trả sau, vay mượn vượt xa khả năng chi trả. Cộng thêm môi trường bên ngoài giai đoạn lãi suất siêu thấp và những dịch vụ kích thích tín dụng được design để tiếp cận dễ dàng hơn bao giờ hết càng kích thích họ vay mượn mạnh hơn.
Thế hệ cha ông sẽ không bao giờ tưởng tượng chỉ có 10 đồng mà dám vay 90 đồng để đầu tư. Thế hệ millennials thì hiểu được nhưng cũng không nhiều người dám hành xử như vậy. Nguyên nhân cũng vì đặc trưng xã hội của mỗi thời mà cách nhìn về tiền bạc cũng khác.
Một câu chuyện tương tự như vậy nếu quan sát sự thay đổi tư duy và cách tiếp cận với tiền bạc của những người rời đi sau chiến tranh VN. Những người thành công nhất ở hải ngoại đến lúc này đa phần ở thế hệ 1.5, tức những người đến đất khách khi còn rất nhỏ.
Những người này biết được một phần khó khăn thời cha mẹ, họ lớn lên trong điều kiện quốc gia phát triển, được học hành và hấp thụ văn hoá phương tây, tuy nhiên vẫn giữ được thói quen savings, tiêu ít hơn phần mình làm ra. Đến thế hệ tiếp theo, 100% đã đồng hoá với bản địa nên cũng không còn ý niệm về savings và tái đầu tư như thế hệ 1.5 nữa. BNPL của zip và APT cũng là để phục vụ thế hệ này.
Cuốn sách trên của Ray Dalio mô tả một câu chuyện như vậy, tuy nhiên với quy mô một quốc gia và sự thay đổi trật tự thế giới khi quốc gia đó thay đổi. Những ví dụ trong sách như Hà Lan, UK, US và China. Nhìn lại lịch sử thì những đế chế như Hà Lan và UK mất đi vị thế thống trị cũng vì họ chi tiêu quá mức so với sức mình làm ra. Ray mô tả sự hưng thịnh và lụi tàn của một đế chế thành những giai đoạn như sau:
1/ Khi một quốc gia còn nghèo, và họ chi tiêu rất ít vì biết họ đang nghèo.
2/ Quốc gia đó phát triển hơn, đã bớt nghèo nhưng vẫn chi tiêu như một nước nghèo vì họ vẫn nghĩ mình nghèo.
3/ Quốc gia giàu có và hưng thịnh, bắt đầu chi tiêu mạnh tay hơn. Họ biết rằng họ đã giàu, nhưng ký ức thời khốn khó khiến họ chi tiêu dưới sức mình làm ra.
4/ Quốc gia không còn giàu nữa, những vẫn nghĩ rằng mình giàu, chi tiêu vượt xa so với khả năng làm ra, nợ tăng mạnh, không chỉ nợ trong nước mà còn nợ nước ngoài. Bản thân nội bộ mâu thuẫn giữa những ideology trong xã hội đạt cực điểm, phân hoá tư tưởng cực hữu cực tả diễn ra.
Ở giai đoạn 4, quốc gia đó sẽ gặp nhiều khó khăn hơn khi cùng lúc nổi lên thách thức sự thống trị đến từ những quốc gia đang ở giai đoạn 3. Tuy nhiên quốc gia ở giai đoạn 4 vẫn còn sức mạnh rất đáng kể, cả về mặt quân sự và lợi thế của đồng tiền được sử dụng với vai trò đồng tiền dự trữ toàn cầu.
Dù vậy, những lợi thế đó cũng sẽ dần biến mất theo thời gian. Ray lấy ví dụ trường hợp của UK và Hà Lan.
Sức mạnh kinh tế của Hà Lan đã tụt lại sau UK nhưng phải mất nhiều thời gian sau UK mới có thể thực sự thay thế Hà Lan ở vị trí đứng đầu về sức mạnh quân sự và bảng Anh dần thay đồng guilder làm đồng tiền dự trữ toàn cầu.
Sau này, UK cũng mất dần vị thế về tay US từ cuối thế kỷ 19 và đầu 20, nhưng phải mãi nửa sau thế kỷ 20, đồng USD mới thực sự trở thành đồng tiền chính thức trong thanh toán quốc tế và mang lại lợi thế tuyệt đối để củng cố vị trí dẫn đầu của US trong nhiều năm qua.
Nhìn ở tình thế hiện tại, US đang ở giai đoạn 4 và China đang là quốc gia đóng vai trò thay thế US trong tương lai. Phần viết về China thể hiện Ray có một hiểu biết rất sâu về văn hoá và lối tư duy của lãnh đạo China. Bản thân ông cho con của mình theo học và lớn lên tại đây.
Admin xếp cuốn sách này vào nhóm sách economic history, dễ đọc, dễ hiểu như đọc tiểu thuyết vậy. Đây là cuốn thứ 3 ad đọc từ Ray. Hai cuốn đầu, Principles và Principles for Navigating Big Debt Crises rất khó đọc với người không có background vì nội dung khá heavy. Hai cuốn sách đầu thuộc dạng sách để tra cứu, không phải đọc xong là bỏ đó. Tuy nhiên cuốn thứ ba này đọc để có general idea là đủ rồi.
Nội dung sách tập trung vào big cycles, cụ thể là cycles hưng thịnh và lụi tàn của mỗi quốc gia, tính bằng generations. Nhưng khi đầu tư, nhà đầu tư cần thu hẹp về cycle ngắn hơn, và hầu hết là cycle của một doanh nghiệp cụ thể. Xin đừng đọc xong rồi trong đầu nghĩ Mĩ sắp sập và China sắp lên, nó không fit với time horizon tính tháng tính năm của chứng sĩ.
Admin xin recommend thêm một số cuốn sách hay khác đọc kết hợp với sách của Ray Dalio như sau.
How Asia Works của Joe Studwell. Đây là một cuốn sách cùng thể loại Economic History. Có thể nói là cuốn sách xuất sắc nhất ad từng đọc, mô tả chi tiết hơn về sự vươn lên của những con hổ con rồng châu Á như Japan, Korea, Singapore, Malaysia, China… và tại sao những quốc gia như Philippines, Indonesia, Thailand lại khó có thể đạt được level của những nước còn lại.
Sách về China thì ad recommend thêm cuốn The Art of War của Sun Tzu.
Cuốn này có bản tiếng Việt là Nghệ thuật chiến tranh. Dù người Việt lớn lên với hiểu biết cơ bản khá tốt về China, nhưng cuốn sách này vẫn đáng đọc cho bất kỳ ai, đặc biệt là đám trẻ với lối tư duy và ảnh hưởng quá sâu đậm của văn hoá phương tây.
Hai ngày trước, Ray có ra một video chủ yếu tóm tắt những điểm chính trong cuốn sách mới nhất, link ở đây.
p/s: chế nào đang tìm kiếm kiến thức và phương pháp nghiên cứu đầu tư logic, cách soi kế hoạch kinh doanh và sổ sách kế toán doanh nghiệp, valuation và risk management… có thể liên hệ với admin theo link dưới đây.
Link đăng ký: Investing Course
Quay lại thảo luận trên group